đổi tên liên quân

XÂY DỰNG THÊM NHIỀU TRƯỜNG, PHÒNG HỌC MỚISau 1 tỷ số bóng đá

【tỷ số bóng đá】Năm học mới: TP.HCM trước áp lực thiếu trường lớp

XÂY DỰNG THÊM NHIỀU TRƯỜNG,ămhọcmớiTPHCMtrướcáplựcthiếutrườnglớtỷ số bóng đá PHÒNG HỌC MỚI

Sau 1 năm phải học tạm, học nhờ ở 2 trường THCS khác thì vào năm học 2023-2024, hơn 2.000 học sinh (HS) Trường THCS Ngô Quyền (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã được quay trở lại học tập và sinh hoạt tại trường mới khang trang, rộng rãi và hiện đại. Trường THCS Ngô Quyền được xây dựng mới trên diện tích hơn 3.100 m2 với quy mô 4 tầng nổi và 1 tầng hầm.

TP.HCM trước áp lực thiếu trường lớp - Ảnh 1.

Học sinh TP.HCM trong ngày tựu trường năm học mới 2023-2024

ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình, trường Ngô Quyền có tổng mức đầu tư gần 81 tỉ đồng, có 30 phòng học và 7 phòng chức năng bao gồm 3 phòng thực hành lý-hóa-sinh, 2 phòng ngoại ngữ, 2 phòng tin học với 100 máy tính. Các phòng học đều được trang bị máy chiếu, màn chiếu, hệ thống âm thanh đạt chuẩn. Ở mỗi tầng lầu được trang bị thêm hệ thống thu phát wifi để hỗ trợ công tác giảng dạy.

Bên cạnh đó là thư viện được tích hợp theo hướng thư viện thông minh với hàng chục máy tính kết nối internet để HS, giáo viên tra cứu, phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập…

Vào năm học 2023-2024, H.Bình Chánh có khoảng 110.000 HS trong độ tuổi đi học, tăng khoảng 2.000 HS so với năm học trước. Năm học này, H.Bình Chánh đưa vào sử dụng 3 trường mới cho 3 cấp học, đó là Trường mầm non Bình Hưng, Trường tiểu học Rạch Già và Trường THCS Trung Sơn. Bên cạnh đó, huyện đưa vào sử dụng thêm 8 phòng học mới ở Trường THCS Đồng Đen và THCS Vĩnh Lộc A.

TP.HCM trước áp lực thiếu trường lớp - Ảnh 2.

Phòng máy tính của Trường THCS Ngô Quyền (Q.Tân Bình, TP.HCM)

H.H

TÌM GIẢI PHÁP ĐỦ CHỖ HỌC CHO HỌC SINH

Bà Nguyễn Thị Mỹ Châu, Trưởng phòng GD-ĐT H.Bình Chánh, chia sẻ áp lực trường lớp của huyện này tập trung chủ yếu ở địa bàn 2 xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B. Năm học mới, dù đã đưa vào sử dụng thêm 3 trường học mới và 8 phòng học mới song các trường ở địa bàn 2 xã này vẫn gặp khó khi tổ chức cho HS học 2 buổi/ngày vì phải đáp ứng đủ chỗ học cho HS.

Tương tự, năm học mới này Q.12 tăng khoảng 3.000 HS và để đảm bảo đủ chỗ học cho HS, ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT quận, cho hay địa phương đã phải thực hiện giải pháp trước mắt là giảm tỷ lệ HS học 2 buổi/ngày và tăng sĩ số HS/lớp. Cụ thể, có 30% HS tiểu học và 22% HS bậc THCS học 2 buổi/ngày.

Ngoài ra, theo ông Khưu Mạnh Hùng, song song đó là giải pháp về cơ sở vật chất. Nhằm giảm áp lực HS vào đầu năm học mới, quận linh hoạt đưa vào sử dụng trường học mới theo hình thức cuốn chiếu. Tức là thực hiện xây dựng chia theo giai đoạn để hoàn thiện đến đâu sẽ đưa vào sử dụng đến đó chứ không chờ hoàn thành dự án. Chẳng hạn, Trường tiểu học Trần Quốc Toản ở P.Thới An đã hoàn tất giai đoạn 1 với 10 phòng học và các phòng chức năng, kịp đón HS khai giảng năm học 2023-2024. Giai đoạn 2 của trường với 10 phòng học còn lại dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm học 2024-2025.

TP.HCM KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH XÂY DỰNG TRƯỜNG LỚP

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cũng thẳng thắn thừa nhận TP đang gặp những khó khăn đặc biệt về diện tích đất xây dựng. Đồng thời, những quy định trong Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường học không phù hợp với thực tế của TP.HCM.

Mới đây, trong buổi làm việc giữa Sở GD-ĐT với lãnh đạo TP.Thủ Đức và các quận, huyện về công tác phối hợp nâng cao chất lượng giáo dục theo quy chế 07 của Thành ủy TP.HCM, lãnh đạo các quận, huyện đã chỉ ra những khó khăn đang gặp phải trong công tác phát triển trường lớp.

Năm học mới: TP.HCM trước áp lực thiếu trường lớp - Ảnh 3.

Trường Tiểu học Rạch Già, xã Hưng Long, Bình Chánh, một trong 3 trường học sẽ được đưa vào sử dụng trong năm học này tại H.Bình Chánh

H.H

Chẳng hạn, ông Nguyễn Việt Quế Sơn, Phó bí thư thường trực Quận ủy Q.Bình Tân, cho biết quận khá khó khăn về quỹ đất để thực hiện dự án trường học. 100% dự án hiện nay trên địa bàn quận đều phải thực hiện giải phóng, đền bù mặt bằng. Quận đang triển khai 12 dự án, tập trung xây trường tiểu học vì hiện số HS tiểu học trên địa bàn quận cao.

Lãnh đạo Q.Bình Tân cho hay quận đang rà soát để có mặt bằng, có dự án xây dựng trường học, đặc biệt là thực hiện chỉ tiêu đến năm 2025 quận có 700 - 1.000 phòng học. Đồng thời quận cũng đề xuất TP cho chuyển mục đích sử dụng đối với một số quỹ đất của đơn vị trung ương, thành phố sử dụng không hiệu quả để xây dựng trường…

Hay lãnh đạo Q.12 cũng thẳng thắn nhìn nhận quận gặp khó khăn ở việc sĩ số HS còn quá cao và số HS học 2 buổi/ngày, số lớp học 2 buổi/ngày giảm. Nguyên nhân căn bản là do thiếu trường lớp, thiếu vốn và một số dự án chưa được đưa vào danh sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu xây mới 4.500 phòng học trong giai đoạn 2023-2025

Mỗi năm học, trung bình TP.HCM tăng từ 20.000 - 40.000 HS nên trong kế hoạch về xây dựng trường lớp, TP đã đặt mục tiêu hoàn thành xây mới 4.500 phòng học trong giai đoạn 2023-2025, tăng thêm 3.537 phòng học so với thời điểm hiện tại. Riêng năm học 2023-2024, TP.HCM sẽ đưa vào sử dụng 48 trường học, với tổng số phòng học xây mới là 512, tăng thêm 367 phòng so với năm học 2022-2023. Các trường học mới được đưa vào sử dụng tập trung ở các quận 5, 10, Bình Thạnh, H.Hóc Môn và TP.Thủ Đức…

Dự kiến năm học 2024-2025, TP.HCM sẽ hoàn thành 71 trường học mới, với 1.469 phòng học xây mới. Đến năm học 2025-2026, sẽ tiếp tục hoàn thiện 47 trường học mới, đưa vào sử dụng 1.134 phòng học mới.

Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó bí thư thường trực Quận ủy Q.11, cho biết hiện Q.11 đạt được 303 phòng học so với chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay trên địa bàn quận là Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT. Theo thông tư này, nếu một trường 25 phòng học muốn cải tạo, mở rộng thì chỉ còn 4-8 phòng, rất khó khăn để cải tạo trường học trong nội thành. Vì vậy Q.11 cũng đề xuất TP kiến nghị Bộ GD-ĐT xem lại quy định này, có thể điều chỉnh phù hợp với TP.HCM do không có điều kiện về diện tích như các tỉnh thành khác.

Còn đại diện Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM cho hay Thông tư 13 đã tác động đến việc các dự án được thông qua chủ trương đầu tư. Đối với TP.HCM, do diện tích đất ít, nhiều khi cũng ảnh hưởng phần nào đến kế hoạch các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cũng cho rằng vấn đề đất đai của TP rất khó khăn. Như Thông tư 13 quy định trường tiểu học không quá 2 tầng, trường trung học không quá 3 tầng thì TP làm sao có đất mà xây trường. Vì vậy, người đứng đầu ngành giáo dục TP cho biết Sở đã tham mưu với UBND TP kiến nghị với Bộ GD-ĐT điều chỉnh Thông tư 13, cho phép TP được tính trên diện tích sàn xây dựng trên mỗi HS và trường có thể có nhiều tầng và nâng tầng. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap