Làn gió mới...
Bà Trương Quỳnh Như,ềucơhộiviệclàmởngàquần thể thao nam Phó giám đốc TopDev (đơn vị kết nối tuyển dụng việc làm ngành công nghệ thông tin - IT), dự báo ngành IT tiếp tục phát triển. Đây là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất trong 5 năm qua. Sự đầu tư ngày càng mạnh vào VN từ các quốc gia như: Mỹ, Hàn, Nhật… sẽ mang lại làn gió mới cho ngành IT trong những năm sắp tới.
Dựa trên báo cáo về thị trường IT của VN năm 2023 - 2025 từ TopDev, bà Như cho rằng VN sẽ cần đến 700.000 nhân lực. Mức lương nhân viên IT dưới 1 năm kinh nghiệm trung bình từ 435 - 514 USD/tháng, có kinh nghiệm sau 2 năm làm việc thì lương cao hơn. Khi đạt đến cấp quản lý hoặc trưởng phòng thì mức lương trung bình có thể từ 2.000 - 2.700 USD/tháng. Riêng mảng trí tuệ nhân tạo (AI), mức lương có thể từ 520 - 4.300 USD/tháng với nhân sự có trình độ thành thạo.
Bà Như cho biết hiện nay TP.HCM tập trung hơn 55% lượng nhân sự toàn ngành IT, kế đến là Hà Nội và Đà Nẵng. Vì thế TP.HCM được xem là "vùng đất hứa" nên nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực IT vẫn luôn trên đà tăng trưởng nhanh trong những năm sắp tới.
Còn theo ông Nguyễn Đức Hiếu, Giám đốc vận hành Công ty TNHH IZI, xu hướng công nghệ trên thế giới đang hướng đến những giải pháp ứng dụng AI và dữ liệu. Do đó, sự hội nhập quốc tế sâu rộng lần này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho lao động ngành IT.
"Khoảng trống" nhân lực ngành vi mạch, bán dẫn
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM (HSIA), cho biết trong ngành vi mạch, bán dẫn có 4 nhóm việc làm chính là: thiết kế, sản xuất, đóng gói kiểm tra và chế tạo thiết bị. Đối với nhóm việc làm về thiết kế vi mạch đã được các trường ĐH đào tạo, còn các nhóm việc làm còn lại ở VN hầu như vẫn còn "khoảng trống".
Theo ông Tuấn thị trường nhân lực về thiết kế vi mạch ở VN hiện nay có khoảng 6.000 người, trong đó TP.HCM chiếm 71%, Đà Nẵng là 8%, Hà Nội 12%, các TP khác trong nước 3%... Ở VN có khoảng 50 công ty vốn FDI chuyên về vi mạch, bán dẫn. Riêng ở TP.HCM có tới 30 công ty "đóng đô". Nhu cầu tuyển dụng hằng năm khoảng 1.000 kỹ sư, tuy nhiên cả nước hiện nay chỉ đào tạo và đáp ứng được khoảng 500 nhân sự. Mức thu nhập của kỹ sư mới ra trường khoảng
244 triệu đồng/năm, chuyên gia 1,5 tỉ đồng/năm. "Sở dĩ ngành thiết kế vi mạch cần nguồn nhân lực nhiều vì các công ty không cần đầu tư vốn lớn vào nhà máy mà chỉ cần nhân sự có kiến thức và kỹ năng", ông Tuấn cho hay.
Theo ông Tuấn để giải bài toán cho 3 nhóm việc làm trên (sản xuất, đóng gói kiểm tra và chế tạo thiết bị vi mạch), cần liên kết từ nhiều đơn vị như: trường ĐH, cơ quan chức năng, doanh nghiệp công nghệ, tập trung xây dựng những phòng thí nghiệm, đào tạo thêm kiến thức cho kỹ sư vừa ra trường thì mới có thể đáp ứng tốt nhân sự trong làn sóng "công nghệ" này.
"Kế hoạch trong năm 2024 của HSIA là phối hợp với các trường ĐH triển khai đào tạo các nhóm việc làm nói trên. Bởi các doanh nghiệp đầu tư vào VN đều rất cần nhân sự đạt chất lượng, đồng thời họ cũng đánh giá cao về năng lực, năng khiếu làm việc về ngành vi mạch của lao động Việt. Đây được xem là thế mạnh của người trẻ", ông Tuấn chia sẻ.
Bà Nguyễn Thanh Thảo, Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao của Qualcomm VN, cho rằng thiết kế vi mạch có thể không phải là ngành có lương khủng như một số ngành khác, nhưng đây chính là những "chiến binh thầm lặng" đóng góp vào việc hiện đại hóa máy tính, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, giải trí và chăm sóc sức khỏe. Bà Thảo ước tính trong thời gian tới nhu cầu nhân lực cho ngành vi mạch, bán dẫn cần khoảng 50.000 người, tuy nhiên hiện nay ở VN vẫn chưa chuẩn bị đủ để đáp ứng những lao động có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để phát triển ngành. Đây là một ngành học đòi hỏi bạn trẻ phải kiên trì, đam mê, nhiệt huyết để theo đuổi.