đổi tên liên quân

Theo khảo sát của VnExpress, dọc khu vực phố Hàng Bông có khoảng 20 văn phòng nằm san sát nhau, bán bet 365

【bet 365】Văn phòng du lịch ở phố cổ Hà Nội ngắc ngoải

TheănphòngdulịchởphốcổHàNộingắcngoảbet 365o khảo sát của VnExpress, dọc khu vực phố Hàng Bông có khoảng 20 văn phòng nằm san sát nhau, bán dịch vụ du lịch, cung cấp các tour ngắn ngày, đổi tiền hoặc đặt khách sạn. Các con phố khác xung quanh như Lãn Ông, Hàng Bồ, Lương Văn Can cũng tương tự, cách hai, ba nhà lại có một văn phòng du lịch. Đông đảo về số lượng, nhưng đa số không có khách vào hỏi mua tour, nhân viên có khi ngồi chơi cả ngày.

Một số người kinh doanh cho biết tiền thuê mặt bằng những khu phố chính không dưới 30 triệu đồng mỗi tháng với văn phòng rộng khoảng 30 m2. Giá thuê hiện đã giảm đáng kể so với trước dịch nhưng lượng khách cũng "đi xuống thê thảm".

Bà Minh An, chủ một văn phòng ở khu vực Hàng Ngang - Hàng Đào, nói trước dịch từng thuê văn phòng nhỏ ở Lương Văn Can với giá 25 triệu đồng mỗi tháng. Đầu năm 2023, bà thấy mặt bằng hiện tại được chào giá 15 triệu đồng nên lập tức xuống tiền.

Một biển quảng cáo tour, dịch vụ đổi tiền, thẻ SIM trước cửa văn phòng du lịch ở phố Lãn Ông.

Một biển quảng cáo tour, dịch vụ đổi tiền, thẻ SIM trước cửa văn phòng du lịch ở phố Lãn Ông. Ảnh: Tú Nguyễn

"Lúc trước ở văn phòng cũ, mỗi tháng có khi tôi lãi tới 20 triệu đồng. Văn phòng mới vị trí đẹp, giá rẻ hơn nên tôi nghĩ đây là cơ hội không thể bỏ qua", bà An nói. Tuy nhiên, sau 6 tháng, mộng "lãi to" của bà An đã bị dập tắt, có tháng bà lỗ 7 triệu đồng sau khi trừ chi phí mặt bằng, tiền thuê nhân viên.

Theo chủ văn phòng này, thời điểm đầu những năm 2010, thông tin trên mạng chưa nhiều, khách nước ngoài có xu hướng đi bộ dạo quanh phố cổ rồi tấp vào một văn phòng để hỏi mua tour - còn gọi là "khách đi bộ". Các văn phòng du lịch chỉ việc mở ra là sẽ có khách vào. Tới năm 2019, lượng khách giảm bớt nhưng "làm ăn vẫn có lãi" song từ sau dịch "là chết hẳn".

Chủ văn phòng chia sẻ khách có xu hướng đặt dịch vụ du lịch online trước khi tới Việt Nam hoặc đặt trực tiếp tại khách sạn. Nhóm khách đi bộ biến mất dần, cộng thêm việc áp lực cạnh tranh quá lớn ở phố cổ khiến công việc kinh doanh của bà An ngày càng đi xuống.

Bà An cho biết có ngày mở cửa nhưng không có khách. Các đơn vị ở phố cổ cạnh tranh từng đồng một, có khi chỉ lãi 50.000 đồng cũng bán. Từ giữa năm, văn phòng bà An thuê đã lên giá 17 triệu đồng mỗi tháng và dự kiến tăng hơn vào năm sau. Với tình hình hiện tại, bà cho biết có lẽ không thể trụ nổi và sớm tìm công việc khác.

Đồng cảnh ngộ, bà Nguyễn Thị Trà Giang, Giám đốc Công ty Ha Long - Sa Pa Travel, phố Hàng Bồ, cho biết mới mở lại văn phòng sau dịch. Dù không tiết lộ giá thuê nhà, bà cho biết "rất áp lực" vì không có khách.

Theo báo cáo của Google và Temasek hồi tháng 10, quy mô du lịch trực tuyến của Việt Nam dự kiến tăng trưởng mạnh, đạt 3 tỷ USD vào năm 2022, và sẽ tăng lên 5 tỷ USD hết năm 2023, 7 tỷ USD vào năm 2025 và xấp xỉ 10 tỷ USD vào năm 2030.

Hiểu được xu thế đặt dịch vụ online, bà Giang cũng bắt đầu chuyển đổi số nhưng tạm thời chưa thấy kết quả. Theo bà, các văn phòng nhỏ trên phố cổ hiện rất khó chen chân vào thị trường số, chưa kể cần chi phí, thời gian đầu tư lớn. Như nhiều chủ văn phòng khác, bà Giang cũng tính đến chuyện chuyển nghề nếu tình hình kinh doanh tiếp tục không ổn.

Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều chủ văn phòng tour không có kiến thức chuyên sâu về du lịch, chủ yếu là tay ngang. Họ giống một đơn vị trung gian để gom khách gửi tới các nhà điều hành du lịch.

Một số người làm du lịch lâu năm cho biết trong những năm "cực thịnh" của loại hình văn phòng du lịch phố cổ này, chủ văn phòng có thể kiếm hàng triệu đồng một ngày. Thời điểm đó còn ít thông tin trên mạng, khách không có cơ sở để so sánh giá, chất lượng nên các văn phòng có thể dễ dàng "nhảy múa" giá hơn.

Trả lời VnExpress, ông Nguyễn Sơn Tùng, quản lý hostel Mad Monkey Hà Nội tại phố Mã Mây nói hành vi tiêu dùng và mức chi tiêu du lịch đã thay đổi, đòi hỏi các bên cung cấp dịch vụ du lịch phải thay đổi để thích ứng. Và khó khăn về lượng khách là bài toán chung của các đơn vị kinh doanh du lịch trong phố cổ.

Bên trong quầy tư vấn tour du lịch của một khách sạn tập trung đông khách Tây balo ở phố Mã Mây.

Bên trong quầy tư vấn tour du lịch của một khách sạn tập trung đông khách Tây balo ở phố Mã Mây. Ảnh: Tú Nguyễn

Ông Tùng cho biết từ lâu, doanh thu khách mua tour đã được xem như một phần quan trọng trong tổng doanh thu các khách sạn trong phố cổ. Từ khi đi vào vận hành, đơn vị luôn chú trọng vào hoạt động marketing online để quảng bá những thông tin, sản phẩm, dịch vụ gần hơn với khách hàng ngay từ khi họ lên kế hoạch cho chuyến du lịch tại Việt Nam.

Trong dài hạn, khách sạn hướng tới sự cân bằng tỷ trọng bán hàng trực tiếp và trực tuyến, vừa hỗ trợ tối đa nhu cầu của khách hàng, vừa gia tăng doanh thu.

"Ai cũng phải thay đổi, không thể ngồi chờ khách tới nữa", ông cho biết

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Chủ tịch CLB Du lịch Thủ đô, mô hình kinh doanh của các văn phòng du lịch phố cổ đang đi vào lối mòn, các sản phẩm bán tương đối giống nhau, chủ yếu tour trong ngày, 2 ngày 1 đêm đi Sa Pa, Hạ Long. Nếu không thay đổi sớm, họ sẽ bị đào thải.

Trong 9 tháng năm 2023, Việt Nam đón 8,9 triệu lượt khách quốc tế, con số còn cách xa 18 triệu lượt năm 2019 hay 15,5 triệu năm 2018. Ngoài ra, nhiều công ty lữ hành cũng nhận xét sức chi tiêu của du khách đã giảm do khó khăn kinh tế.

Theo đại diện CLB Du lịch Thủ đô, du lịch Việt Nam vẫn chưa đạt "lượng cầu" như kỳ vọng, trong khi đổi số không dễ dàng ngay cả với những doanh nghiệp lớn. Khách quốc tế có xu hướng đặt online nhưng phải trên các nền tảng quốc tế lớn như Klook, Tripadvisor, buộc nhiều đơn vị lữ hành ở Việt Nam phải tham gia các nền tảng này.

"Thực tế, chưa có doanh nghiệp du lịch nào của Việt Nam thực sự thắng thế ở mảng online. Các ông lớn còn khổ sở, nói gì những đơn vị nhỏ mới chen chân vào", ông Đạt nhận xét.

Báo cáo của The Outbox Company hồi quý I cũng chỉ ra doanh nghiệp nước ngoài thống trị mảng bán dịch vụ du lịch trực tuyến tại Việt Nam. Không có nền tảng đại lý du lịch trực tuyến (OTA) nội địa nào lọt top lựa chọn hàng đầu của du khách Việt Nam, chưa nói đến khách quốc tế.

Kh\u00e1ch n\u01b0\u1edbc ngo\u00e0i \u0111i b\u1ed9 tr\u00ean ph\u1ed1 H\u00e0ng B\u1ed3 chi\u1ec1u 21\/11. \u1ea2nh: T\u00fa Nguy\u1ec5n<\/p>\n\t","\n\t

M\u1ed9t v\u0103n ph\u00f2ng du l\u1ecbch \u1edf ph\u1ed1 c\u1ed5 H\u00e0 N\u1ed9i. \u1ea2nh: T\u00fa Nguy\u1ec5n<\/p>\n\t"]' data-component-value="">

Ông Đạt cũng khẳng định đầu tư vào thị trường online đòi hỏi nguồn tiền lớn và thời gian kéo dài. Chuyển đổi số không đơn thuần là mở một website, bán sản phẩm. Đơn vị chủ quản cần có nguồn vốn dồi dào để đưa ra các chương trình khuyến mại, thu hút khách ban đầu và kế hoạch truyền thông bài bản.

Chuyên gia này nói thêm trước kia, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có xu hướng thuê mặt bằng ở vị trí đắc địa, mở văn phòng lớn, khang trang để thể hiện đẳng cấp, chất lượng dịch vụ với khách. Tuy nhiên, sau dịch, nhiều đơn vị đã trả mặt bằng, chấp nhận thuê ở những khu xa trung tâm hơn, thậm chí là trên tầng của một số tòa nhà để giảm áp lực tài chính, và tập trung vào mảng online.

"Lãi qua việc bán tour du lịch thực tế khá mỏng, cộng thêm giá mặt bằng phố cổ cao, tôi nghĩ họ sẽ gặp khó khăn. Mặt bằng đẹp lúc này không mang nhiều ý nghĩa", ông nói và gợi ý các văn phòng du lịch phố cổ nên tích cực đổi mới sản phẩm khác biệt, mới mong thu hút khách.

Tên một số nhân vật trong bài viết đã được thay đổi.

Tú Nguyễn

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap