đổi tên liên quân

Giá cát chở đến chân công trình chỉ trê kèo nhà cái keohay

【kèo nhà cái keohay】Vì sao giá trúng đấu giá 3 mỏ cát ở Hà Nội cao gấp cả trăm lần?

Giá cát chở đến chân công trình chỉ trên dưới 100.000 đồng/m3

Sau thông tin TP.Hà Nội đấu giá 3 mỏ cát thu được gần 1.700 tỉ đồng, theo khảo sát của Thanh Niên, giá cát đen làm vật liệu xây dựng dọc ven sông Hồng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận nhiều năm qua và hiện nay chỉ khoảng trên dưới 100.000 đồng/m3, đã bao gồm chi phí vận chuyển đến chân công trình.

Vì sao giá trúng đấu giá 3 mỏ cát ở Hà Nội cao gấp cả trăm lần? - Ảnh 1.

Tàu chở cát trên sông Hồng đoạn gần cầu Thăng Long

LÊ QUÂN

Thế nhưng, kết quả trúng đấu giá 3 mỏ cát trên địa bàn Hà Nội lên đến gần 1.700 tỉ đồng khiến không ít người "ngã ngửa". Cụ thể, cuộc đấu giá bắt đầu lúc 9 giờ sáng 5.11, kéo dài đến sáng 6.11 mới kết thúc, qua nhiều vòng đấu, đẩy giá trúng lên cao hàng chục, thậm chí cả trăm lần so với giá khởi điểm.

Mỏ cát Liên Mạc thuộc địa phận các phường Thượng Cát và Liên Mạc (Q.Bắc Từ Liêm) có trữ lượng cát được cấp quyền khai thác khoảng gần 510.000 m3, giá khởi điểm hơn 2 tỉ đồng, bước giá đấu là 103 triệu đồng. Sau 53 vòng đấu giá, giá trúng đấu lên đến gần 410 tỉ đồng, gấp gần 200 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ KSP có trụ sở đặt tại số 94 Trần Đăng Ninh, P.Phú La, Q.Hà Đông, Hà Nội.

Theo tính toán, trung bình mỗi m3cát còn nằm tại mỏ này là khoảng 800.000 đồng, cao gấp gần 8 lần giá cát cùng loại được chở đến tận chân công trình.

Mỏ cát Châu Sơn thuộc địa bàn xã Châu Sơn (H.Ba Vì) có trữ lượng cát được cấp quyền khai thác hơn 700.000 m3, giá khởi điểm gần 2,9 tỉ đồng, bước giá đấu là 144 triệu đồng. Sau 89 vòng đấu giá, đơn vị trúng đấu giá với kết quả gần 400 tỉ đồng, gấp hơn 137 lần giá khởi điểm.

Doanh nghiệp trúng đấu giá quyền khai thác mỏ cát Châu Sơn là Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Việt Sơn. Theo đăng ký kinh doanh, công ty này có trụ sở tại Lô BT 5 - OBT07, khu đô thị Nam Võ Cường, đường Lý Thánh Tông, P.Võ Cường, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Như vậy, tính ra giá mỗi m3cát còn nằm tại mỏ là trên 570.000 đồng, cao hơn khoảng 5 lần giá cát tại chân công trình hiện nay.

Vì sao giá trúng đấu giá 3 mỏ cát ở Hà Nội cao gấp cả trăm lần? - Ảnh 2.

Một bến bãi tập kết cát sau khi hút dưới lòng sông Hồng lên ở Q.Bắc Từ Liêm

LÊ QUÂN

Trúng đấu giá quyền khai thác mỏ cát Tây Đằng - Minh Châu là Công ty TNHH thương mại Phúc Lộc Thịnh, có trụ sở tại thôn Vân Nghệ, xã Mai Động, H.Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Mỏ cát Tây Đằng - Minh Châu thuộc địa bàn các xã Minh Châu, Chu Minh và TT.Tây Đằng có trữ lượng được cấp quyền khai thác gần 5 triệu m3, giá khởi điểm hơn 19,2 tỉ đồng, bước giá đấu là 965 triệu đồng. Sau 21 vòng đấu, đến rạng sáng ngày 6.11 thì xác định được đơn vị trúng đấu giá với kết quả lên đến gần 884 tỉ đồng, gấp gần 46 lần giá khởi điểm.

Giá mỗi m3cát tại mỏ này là trên 170.000 đồng, cao gấp gần 2 lần giá cát tại chân công trình hiện nay. Đáng chú ý, nếu tính đúng, đủ các chi phí: khai thác, vận chuyển… chắc chắn giá cát thương phẩm từ 3 mỏ cát nêu trên sẽ còn cao hơn nữa.

Cần làm rõ những dấu hiệu bất thường

Ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam (VAMB), cho biết rất bất ngờ với kết quả trúng đấu giá của 3 mỏ cát nêu trên.

Ông Nga cho rằng, thời gian qua và hiện nay, thị trường bất động sản, thị trường xây dựng đóng băng, nhu cầu vật liệu xây dựng cũng giảm mạnh mà đấu giá 3 mỏ cát lại đẩy giá lên cao như vậy là điểm bất thường.

"Trong ngắn hạn và trung hạn, nhu cầu dùng cát không phải quá lớn. Cả vùng đồng bằng sông Hồng, khu vực gần 3 mỏ cát trên chỉ có tuyến đường Vành đai 4 là công trình lớn, có nhiều nhu cầu về vật liệu đắp nền đang được đẩy mạnh triển khai. Nhưng, theo tiêu chuẩn, định mức, đơn giá áp dụng cho công trình dùng vốn ngân sách nhà nước thì cũng không thể mua cát với giá cao như vậy được. Chưa kể, giá cát hiện tại quanh vùng chỉ trên dưới 100.000 đồng/m3thì không ai dại gì bỏ tiền mua cát tại mỏ với giá trên trời", ông Nga nói.

Vì sao giá trúng đấu giá 3 mỏ cát ở Hà Nội cao gấp cả trăm lần? - Ảnh 3.

Cần rà soát lại trữ lượng các mỏ cát đưa ra đấu giá và giám sát chặt chẽ quá trình khai thác tài nguyên này

LÊ QUÂN

Cũng theo ông Nga, cơ quan chức năng liên quan cần rà soát lại toàn bộ quá trình khảo sát, làm hồ sơ, tổ chức đấu giá... Đặc biệt chú trọng đến công tác khảo sát đánh giá trữ lượng các mỏ cát xem có đúng khối lượng đưa ra đấu giá hay nhiều hơn. Một vấn đề cần chú trọng nữa là vị trí, tọa độ ranh giới của mỏ cát đã đúng khu vực chưa?

"Dòng chảy ở sông Hồng rất mạnh. Nếu vô tình hay hữu ý đánh dấu vị trí, tọa độ ranh giới mỏ cát lệch đi là khối lượng cát hút dưới lòng sông sẽ thay đổi rất nhiều. Lớp cát dưới lòng sông bị hút đi sẽ được dòng chảy bồi lắng rất nhanh và doanh nghiệp có thể trở lại khai thác tại chính điểm đó ngay trong thời gian ngắn. Chưa kể, nếu cơ chế giám sát không chặt chẽ sẽ tạo kẽ hở cho doanh nghiệp gian dối khối lượng khai thác. Doanh nghiệp đã xác định tham gia đấu giá quyền khai thác mỏ cát thì chắc chắn rất am hiểu về loại tài nguyên, thị trường vật liệu xây dựng này, không thể có chuyện ngờ nghệch trả giá cao lên như vậy", ông Nga nói.

Một số chuyên gia khác nêu ý kiến, cơ quan công an cần vào cuộc điều tra rõ vì sao kết quả trúng đấu giá 3 mỏ cát lại cao bất thường, nằm ngoài quy luật thị trường vật liệu xây dựng như vậy. Không hẳn là tài nguyên đưa ra đấu giá cho kết quả cao, Nhà nước thu được nhiều tiền đã là tốt.

Anh Nguyễn Văn Trọng (40 tuổi), giám đốc một công ty xây dựng công trình dân dụng và giao thông ở Hà Nội cho biết, kết quả của cuộc đấu giá 3 mỏ cát sẽ sớm có tác động đến thị trường vật liệu xây dựng theo hướng đẩy giá lên. Người dân sẽ là đối tượng trực tiếp phải gánh chịu mức chi phí tăng này. Như vậy, với những hộ nghèo sẽ thêm phần khó khăn khi tiếp cận nhà ở.

Cũng theo anh Trọng, cần cảnh giác với việc doanh nghiệp bằng mọi giá để trúng đấu giá quyền khai thác mỏ cát, lợi dụng giấy phép khai thác để làm những việc mờ ám khác. Do vậy, cần giám sát chặt chẽ quá trình khai thác các mỏ cát kể trên từ khâu hút cát dưới sông lên, chở đi phân phối, nộp thuế tài nguyên, hóa đơn chứng từ…

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap